Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không
Giếng trời là giải pháp hữu hiệu cho những căn hộ có diện tích hạn hẹp, đặc biệt là tại những nơi khu vực đông dân như thành thị. Vậy giếng trời là gì? Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không?… Để giải đáp thắc mắc, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới!
Giếng trời là gì? Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không?
Giếng trời là gì?
Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng.
Cấu tạo của giếng trời gồm 3 phần:
- Phần đỉnh giếng: là phần trên cùng của giếng trời, để chiếu sáng và thông gió, có thể có mái hoặc không có mái.
- Thân giếng: chiếu sáng cho các tầng bên trên
- Đáy giếng: là phần ở dưới tầng trệt, thường được sử dụng vào mục đích trang trí như hòn non bộ, cây cảnh, chậu hoa.
Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không?
Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không? là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt từ gia chủ. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của giếng trời, đó là:
- Đón ánh sáng: giếng trời là một giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, mang đến nguồn sinh khí giúp duy trì sức khỏe sức sống cho con người.
- Thông gió tự nhiên, điều hòa không khí: giếng trời giúp quá trình lưu thông trao đổi không khí giữa môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà, giúp ngôi nhà thoáng mát hơn.
- Tiết kiệm điện năng: nhờ có giếng trời, không gian nội thất trở nên sáng sủa , giúp tiết kiệm được năng lượng điện cho các hệ thống làm mát và đèn chiếu sáng.
Những lưu ý khi đặt giếng trời
Khi đặt giếng trời trong nhà, gia chủ nên đặt ở phía Bắc, vì đó là hướng luôn mát mẻ.
Nếu đặt giếng trời ở hướng Đông và Tây thì ngôi nhà sẽ phải đối mặt với lượng nhiệt lớn từ mặt trời vào thời điểm nó mọc và lặn.
Còn hướng Nam, nếu đặt giếng trời ở hướng Nam thì gia chủ nên trồng thêm cây có tán rộng để che mát vào ngày hè.
Hướng dẫn cách thiết kế kích thước giếng trời hợp lý
Kích thước giếng trời
Thông thường, kích thước giếng trời là từ 4 – 6 mét vuông. Kích thước giếng trời hợp lý theo quy luật sẽ phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn ( đối với phòng có nhiều cửa sổ) và nhỏ hơn 15% tổng diện tích mặt sàn (phòng có ít cửa sổ).
Bên cạnh kích thước, diện tích tối thiểu sẽ là 450 x 450.
Vị trí giếng trời
Vị trí giếng trời đóng vai trò quan trọng trong việc đón ánh sáng, gió tự nhiên cũng như trong phong thủy. Gia chủ tuyệt đối không nên đặt giếng trời ở vị trí hướng Bắc, còn lại những cung và hướng khác đều khá thuận lợi với vận mệnh của nhiều gia chủ.
Mặt khác, giếng trời nên đặt ở vị trí tại trung cung để nguyên khí có điều kiện lan tỏa khắp nhà.
Lưu ý: vị trí của giếng trời không nên đi ngang qua cửa nhà vệ sinh bởi điều này sẽ tạo ra luồng sát khí, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Trang trí giếng trời
Khi trang trí giếng trời, gia chủ cần lưu ý đến đặc điểm từng bộ phận cấu tạo của giếng trời. Cụ thể:
- Với phần đỉnh giếng, gia chủ có thể trang trí khu vực này bằng hệ thống khung mái, vừa mang tính chất bảo vệ vừa tăng tính thẩm mỹ cho giếng trời. Gia chủ tuyệt đối không tạo lực cho giếng trời bởi nó là nguyên nhân gây nguy hiểm cho gia đình bạn.
- Với phần diện xuyên tầng của giếng, bạn có thể xây, ốp trang trí và phối kết hợp treo cây xanh chiếu sáng,…
- Phần đáy giếng, gia chủ có thể tạo tiểu cảnh phong thủy, nhằm mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình, đó có thể là bể cá, hòn non bộ, vườn nhân tạo,…
Những sai lầm biến giếng trời thành nơi gây tai hại cho ngôi nhà của bạn
Tường giếng trời phẳng nhẵn
Để giảm thiểu tình trạng âm thanh ồn ào, gia chủ cần thiết kế mặt tường giếng trời nhám bằng các phương pháp như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch tần để tiêu âm thanh,…
Mái che giếng trời quá mỏng
Mái che giếng trời quá mỏng sẽ khiến ánh sáng xuyên thẳng, gây ảnh hưởng đến nội thất trong nhà. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên thiết kế thêm hệ thống rèm dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết ánh sáng trong nhà.
Hệ thống lan can thấp và khe hở rộng
Để đảm bảo an toàn, gia chủ cần lưu ý chiều cao và khoảng cách khe hở. Với nhà có trẻ nhỏ, bạn cần thiết kế đảm bảo để trẻ không thể trèo qua phần ngăn cách này.
Treo đèn chùm ở giếng trời
Mục đích của giếng trời đó là tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà. Do đó, nếu treo các vật trang trí sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng bên trong. Mặt khác, treo đèn chùm hay đồ vật nặng sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
Giếng trời không có hệ thống thoát nước
Nếu giếng trời không có hệ thống thoát nước sẽ làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt của gia đình bạn. Vì vậy, gia chủ cần đảm bảo đáy giếng phải được thoát nước tốt, phần sàn phải đủ rộng và khu vực xung quanh có che chắn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về giếng trời cũng như cách thiết kế giếng trời hợp lý. Qua đây, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc có nên thiết kế giếng trời trong nhà không? Từ đó, chọn được giải pháp hữu hiệu cho việc đón nhận ánh sáng và gió tự nhiên cho căn hộ của mình nhé!
Tin tức liên quan
Làm cửa sắt tại Đà Nẵng cần lưu ý những gì?
Bạn muốn làm cửa sắt tại Đà Nẵng, tuy nhiên bạn chưa biết nên chọn đơn vị làm uy tín và chất lượng. Với những lưu ý được mô tả…
Nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của thành viên gia đình sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, sự đa dạng về thị trường nội thất…
Nhà 3 tầng nên đặt bàn thờ ở đâu
Nhà 3 tầng nên đặt bàn thờ ở đâu thì sẽ phù hợp phong thủy mà vẫn giữ được vẻ thanh tịnh? Thông thường các gia đình sẽ lựa chọn…